Đồ trang trí và kiến trúc nhà cửa hợp phong thủy

tượng trang trí lực sỹ độc đáo mang phong cách châu âu tân cổ điển

Vị trí căn nhà của chúng ta đặt trong bối cảnh môi trường sống và mức độ tương xứng của nó so với các ngôi nhà khác trong khu vực xung quanh có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của chúng ta khi sống ở đó. Nói một cách đơn giản, nếu ngôi nhà của chúng ta là một dinh thự nguy nga nằm chơ vơ, biệt lập trên một con đường toàn những ngôi nhà nhỏ nằm liền nhau thì chúng ta sẽ bị tách biệt khỏi cộng đồng. Tương tự, nếu căn nhà có lối kiến trúc quá lạ so với các ngôi nhà hàng xóm thì nó không phù hợp với môi trường đó. Các quy định nghiêm ngặt về quy hoạch xây dựng ở một số nơi đã gìn giữ được cái thần hay khí của thị trấn, ngôi làng và ở những khu vực đó người ta thường có ý thức về cộng đồng.

Ngược lại, ở những nơi các khối nhà chọc trời không bị hạn chế về chiều cao được dựng lên chen giữa những ngôi nhà hai tầng mà chẳng đoái hoài gì đến cảnh sắc môi trường thì nơi đó khí bị phát tán và ý thức cộng đồng cũng không có.

Khi cải sửa hay trang trí lại căn nhà của mình, chúng ta phải chú ý đến tác động của nó đối với những căn nhà bên cạnh. Nếu căn nhà của chúng ta là căn nhà trát thạch cao duy nhất trong dãy nhà gạch thì chúng ta sự cô lập mình và thay đổi tính chất của khí trong khu vực. Nếu tất cả ngôi nhà trong khu phố xây dựng theo lối kiến trúc của một thời nào đó, trong khi chúng ta muốn thay đổi kiểu cửa sổ hoặc thay đổi đáng kể các chi tiết kiến trúc thì một lần nữa chúng ta lại làm tổn hại năng lượng của môi trường. Cửa ra vào, cột ống khói và hàng hiên đều đóng góp tính cách riêng và sự cân đối chung không những cho ngôi nhà của chúng ta mà còn cho toàn khu phố.

Ngôi nhà chỉ hợp phong thủy khi kiến trúc bên ngoài phù hợp và hài hòa với tổng thể kiến trúc khu vực mình đang ở. Ở trong nhà, chúng ta cũng cần bố trí các đồ trang trí decor nhà cửa hợp lý tạo nên sự hài hòa và phong cách sống yêu thích.

Đồ trang trí nhà cửa Bát mã hùng phong Mã đáo thành công
Đồ trang trí nhà cửa Bát mã hùng phong Mã đáo thành công

Hình dáng căn nhà

Hình dáng tốt nhất của một căn nhà là hình vuông. Đây là hình dáng rất cân đối và là biểu tượng của trái đất mà trái đất thì có tính thâu tóm, nâng đỡ và cấp dưỡng.

Xác định phương hướng

Hướng mà ngôi nhà xoay mặt tới cũng ảnh hưởng đến khí của nó. Những tòa nhà xoay mặt hướng Bắc với cửa sổ chính trổ phía trước sẽ thiếu vắng sinh khí vì không tia nắng nào chiếu rọi đến được chúng. Năng lượng ở đây có thể ứ đọng và vì vậy phải dùng màu sắc để sưởi ấm nhà này lên. Những ngôi nhà có cửa sổ chính xoay hướng nam hoặc Tây Nam sẽ nhận được nhiều năng lượng dương nên cần màu sắc lạnh để bù đắp. Nhà xoay hướng Đông nhận được nắng sớm mai và sinh khí. Trong khi ở hướng Tây, năng lượng sẽ bị sụt giảm. Việc sắp đặt các phòng trong nhà cũng cần căn cứ theo hướng.

Dùng ngũ hành để chỉnh sửa tình trạng mất cân bằng

Mộc: Trụ, cột, giá đỡ cây kiểng hình tháp, tường sơn màu xanh lá, cây cối. Đồ trang trí trong nhà có màu xanh

Hỏa: Hình chạm trang trí ở đầu mái có hình kim tự tháp, giá đỡ cây kiểng hình lều người da đỏ, mái nhà của các cao ốc có vườn hình dáng thuộc Hỏa, tường sơn đỏ, ánh sáng đèn.
Thổ: Bờ giậu thẳng tắp, các cao ốc có vườn có hình chữ nhật, giàn hoa có đỉnh phẳng, máng xối bằng đất nung, tường bằng đất nung.
Kim: Hình chạm trang trí ở đầu mái có hình tròn, chong chóng gió báo thời tiết hình tròn, trái cầu kim loại, tường sơn trắng.

Thủy: Bờ giậu nhấp nhô, vật liệu trang trí, đồ trang trí liên quan đến nước, tường đen hoặc xanh.

Phong thủy và nhà cửa

Thời xưa, gia đình có học, có tiền, hoặc là quan chức xem phong thủy rất cẩn thận. Vị trí đặt ngôi nhà thường chọn nơi có dòng nước uốn quanh. Đằng sau xa xa có đồi hoặc là núi thấp án giữ. Ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, có màu xanh cây lá, có dòng nước mát dịu, nhà tôn cảnh, cảnh làm nổi bật nhà. Đia thế làm nhà như vậy là để nhận khí thiêng sông núi, tinh hoa của mặt trời, mặt trăng. Không gian khoáng đạt thuận lợi cho việc di dưỡng tỉnh thân, rèn luyện ý chí. Những chuyện như thế, ngày nay tìm đâu ra với cảnh đất chật, người đông?

Vị trí làm nhà ngày xưa chọn nơi: “Núi cửu hoa, chùa ẩn trong mây, sông Thanh Qua cầu vờn nhành liễu”. Thôn xóm nằm gọn trong vòng ôm của hàng liễu, có dòng nước uốn lượn, phía Bắc xa xa có núi xanh như bình phong chắn ngữ. Động và tĩnh hài hòa làm cho con người sinh sống ở trong môi trường thật là dễ chịu,

Phong thủy có cả một kho lý thuyết dài dòng để chỉ dẫn cách tìm đất làm nhà. Nhà làm trên vùng núi thì xem thế núi, luận long mạch để xác định đúng vị thế nhà. Vùng gò đồi ở nơi rộng thoáng thì 4 phía phải như quy chầu. Không được quá trống trải, không có vực hoặc thế đất hụt, trượt. Vùng đồng bằng phải có long mạch, có đường quanh bên phải, có ngòi nước bên trái, trước nhà có sân và vườn rộng, xa nữa là hồ, là ao. Sau nhà, đất tạo thế như mây đùn, khói tỏa.

Phong thủy có những điều lưu ý quan trọng như: Lối ra vào của sườn núi hoặc thung lũng, tránh làm nhà. Điều này dễ hiểu vì những lối này thường bị hạn chế về kích thước chiều rộng. Gió thổi qua những lối này có vận tốc lớn hơn những chỗ khác nên tuy được cái mát mẻ nhờ gió lưu thông tốc độ cao nhưng cũng dễ vì thế mà cơ thể con người trong nhà để bị nhiễm lạnh. Gió
luồn lách vào nhà tạo ra luồng gió lùa, y học cổ truyền đã nhận định, như vậy. dễ tạo ra cảm mạo phong hàn.

Trước nhà phải có minh đường rộng, thoáng. Điều này có thể hiểu là trước nhà có không gian rộng để đón nắng, làm rộng tầm mắt cho con người thoải mái, sau nhà không bị chắn cần làm cho khi mưa, nước không đe dọa xối xuống sau nhà, thậm chí đất có thê sập úp kín ngôi nhà ta ở. Tuy thế, sau nhà cũng không được có hồ sâu. Có hồ sâu sau nhà, phong thủy rất kiêng ky. Bên trái nhà có dòng nước quanh co, nước không bị tù túng mà cũng không được chảy xiết. Bên phải nhà có đường đi đủ rộng nhưng cũng không phải là lối đi tấp nập, ồn ào, náo nhiệt.
Nhà không làm trên nền giếng lấp. Nhà làm trên giếng lấp sợ đất lấp chưa hoàn thổ sẽ lún sụt trong nhà hoặc ít ra tạo vùng ẩm thấp do đất xốp chứa nước nhiều hơn chỗ đất nguyên.
Nhà tránh ở ngã ba đường cái mà có lối xộc thắng đâm vào mặt tiền. Nhà không làm nơi ngõ cụt, thường những nơi này hay có luồng gió quẩn, đưa bụi bẩn vào nhà. Nhà làm nơi cửa núi, cửa thung lũng thì gió độc vào nhà, gia đình ly tán. Nhà làm trên nền giếng cũ thì gia chủ ốm đau. Nhà làm trong ngõ cụt, gia chủ đơn côi. Nhà làm gần đền miếu, gia chủ tâm thần bất định. Nhà làm mà phía sau có núi cao chủ nhà cuồng chữ…

Kích thước của ngôi nhà, của các bộ phận nhà cửa theo phong thủy cũng có quy tắc khá chặt chẽ. Để đo chiều đài, người xưa sử dụng “bộ” thay cho “thước” (xích). Chín thước là hai bộ. Môi thước xấp xi /40 cm` (ngày nay). Số lượng ”bộ” định cho từng bộ phận nhà hoặc toàn nhà cũng có phép tắc. Một “bộ” gọi là kiến, 2 “bộ” là mãn, 4 “bộ” là bình, 5 “bộ” là định, 6 “bộ” là chấp, 7 “bộ” là phá, 8 “bộ” là nguy, 9 “bộ” là thành, 10 “bộ” là thu, 11 “bộ” là khai, 12 “bộ” là bế. Đến “bộ” thứ mười ba thì lặp lại chu kỳ trên.

Thuật phong thủy hết sức coi trọng sự mở cửa của nhà. Cửa, cổng, đón đưa môn khí mà như lý khí luận thì môn khí cùng với địa khí là 2 tiêu chí quan trọng nhất của ngôi nhà. Cửa có thể tiếp nhiên khí nếu hướng lên trên, hướng xuống dưới thì tiếp địa khí, đón lành, tránh dữ. Để quyết định cửa của ngôi nhà, cần cân nhắc phương vị của cửa, xem cửa nên mở ra không gian nào.

Chiều cao, bề rộng của cửa, vật đối diện với cửa đều hết sức quan trọng. Cửa nhìn ra không gian thoáng đãng, để có thể khi ngước lên ngắm trăng nhìn mây, coi ngang tầm mắt thì ngắm cây, nhìn hoa, đẹp biết mấy.

Còn tổ chức không gian trong kiến trúc mặt bằng cần theo những quy định cũng khá chặt chẽ như cần đảm bảo các quy tắc đối xứng, ngay ngắn, rộng hẹp. Cây cối trong kiến trúc sân vườn của khuôn viên nhà ở cũng cần
cẩn thận. Trồng cây dâu trước nhà là điều kiêng ky vì điều đó đồng nghĩa với tang môn thần. Đó chăng qua vì
tiếng Tàu, tang là dâu, đồng âm với tang là nhà có đám nên kiêng mà thôi. Sau nhà lại không nên trồng cây hòe mà phải trồng ở nơi đón khách. Đó là vì muốn trình ra cái chí tam công nguyện ước.

Bố trí phong thủy cổng, cửa chính và hành lang

Cổng chính (nếu nhà bạn có sân, vườn) và cửa chính được coi như lối vào năng lượng cho mỗi căn nhà. Vì thế, bạn nên cố gắng giữ gìn chúng sạch sẽ, màu sơn luôn tươi mới như lúc căn nhà vừa xây. Cửa (cổng) suốt ngày đóng im ỉm có thể hạn chế sự thăng tiến, phát triển của bạn trong công việc. Ngược lại sự sáng sủa ấn tượng sẽ mang lại tiền bạc và may mắn. Hãy chú ý treo tên nhà (nếu có) và số nhà hướng lên, tức là chữ cái (hoặc chữ số) cuối cùng luôn cao hơn chữ cái (hoặc chữ số) đầu tiên. Bên cửa chính (hoặc cổng chính) có thể để các đồ trang trí phong thủy như tượng linh vật, nên là những con vật có sức mạnh và cả sự thông minh, nhạy bén: như tượng chó săn, sư tử, thậm chí là tượng rồng bằng đồng hay bằng đá. Chúng có thể ngăn khí ra ngoài. Một chiếc chuông gió treo cạnh cửa cũng rất tốt. Nên dùng chuông nhỏ, âm thanh phát ra sẽ êm ái, dịu dàng hơn. Nếu nhà bạn có hành lang dẫn từ cửa ra vào đến phòng khách, đừng bao giờ để nó bừa bộn với những giày dép, áo mưa, áo khoác.. vì đó là không gian đầu tiên khi bạn bước chân qua cửa. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo nơi đó luôn đủ sáng và tạo được sự ấm cúng, thân thiện. Nếu hành lang chờ kéo dài và có một số của phòng hai bên, điều đó rất hay vì khí có thể lan tỏa nhanh hơn trong khắp nhà bạn.

Đường sá và cách khắc phục theo phong thủy

Đường sá cũng giống như sông ngòi, nó là phương tiện để chuyển khí. Những đường cong và đường viền theo tự nhiên rất phù hợp cho việc vận tải đường khí. Còn những đường lộ thẳng tắp lại vận khí quá mau và trở nên nguy hiểm. Nó giống như mũi tên và gọi là “tử khí”.

Cách khắc phục: Treo gương trên cửa ra vào hướng ra đường, làm một lạch nước, một cái cánh gió hình mũi tên ở khoảng cách giữa đường và nhà.

Đường lộ cho xa chạy cũng là đường khí vận hành, nó nối liền căn nhà với mạch chính của con đường. Đường này nên làm bằng phẳng, lượn khúc và tương đối cao bằng đường cái thì tốt hơn cả thêm nữa để loại trừ trọc khí bên ngoài.

Con đường giống như chĩa ba trước cửa nhà là ý nghĩa tình cha con thường xô xát và gia đình bất hòa, mỗi người đi mỗi ngã.

Cách khắc phục: Sơn chấm đỏ hay xây gạch thành chấm gạch ngang đường đi, đường xe. Một hình bát quái xây ở trước nhà làm tổn thương tình họ hàng giữa các dòng tộc con cháu (cửa ra vào là vị trí “thủy” của nhà còn ở cuối đường là cung “hỏa” khiến nó khắc chế và hủy hoại liên hệ của nhau.

Cách khắc phục: Đặt đèn trụ, trồng cây, vòi phun nước, hoa lá hay quạt gió trong giữa hình bát quái. Đường lộ hẹp lại ở đoạn cuối có nghĩa là nghề nghiệp và tiền bạc bị hao mòn dần đi. Đường có chỗ tệ hại nhất là độ dốc của nó bị chìm mất, không thể nhìn thấy đoạn cuối của nó.

Cách khắc phục: Đặt trụ đèn pha ở chỗ hẹp nhất cho chiều lên chóp mái nhà để làm những cơ may quay vòng lại về nhà. Nếu đường lộ dốc xuống thì hãy xây lại trụ gạch ở gần cuối đường để chuyển khí về. Nếu đường lộ dốc vào nhà hãy đặt đèn đằng sau nhà để vận khí lên chỗ cao nhất của mái nhà. Nếu đường nhỏ hơn bề ngang của chính thì khí dẫn vào nhà bị thiếu, dịp may của người ngụ cư sẽ bị nghẽn lại.
Cách khắc phục: Mở rộng con đường dẫn khí.

Lối ra vào theo phong thủy

Lối ra vào có thể ảnh hưởng đến người ngụ cư. Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Dẹp bỏ những thứ cản trở gần lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… làm cản trở vận khí, cản trở dịp may kiếm tài lộc và sức khỏe. Tuy nhiên cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ vào lại thuận tiện trong việc bảo vệ nhà cửa. Những lối đi cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi gần bên nhà cửa rất hẹp nhỏ thì khí người ngụ cư sẽ bị tù túng và mất quân bình.

Khắc phục: Hoặc mở rộng lối đi hoặc tránh trồng cây lớn, cây rậm và bụi cây gần nó. Treo khánh trước cửa.

Sau đây là một số ví dụ:

1-2. Theo lối thông lệ, lối đi vào tốt tạo cảm giác thoáng đãng, thênh thang. Lối đi tới cao ốc phải rộng.

3. Lối đi hẹp sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triển vọng tài chính. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào nhìn xuống đồi tốt hơn là cửa ra vào nhìn lên đồi.

4-5. Nếu có bậc cấp thì nó phải lên xuống dần chứ không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc không giữ được tiền bạc. Bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người ngụ cư phải tranh đấu vất vả trong nghề nghiệp. Để giải quyết trường hợp xấu, người ta đặt đèn pha chiếu từ sau nhà chiếu lên mái.

6. Bụi cây trồng làm vinh không khí trong nhà, cây cối tươi tốt và lối đi cần thông thoáng, nếu cây mọc rậm quá thì phải cắt xén.

7. Cổng ngõ (mặt tiền) tạo cho nhà một vẻ thoáng đãng và nối vào nhà, để ý đến cột chống mái. Cột chống không quá lớn và gần sát cửa ra vào. Cột tròn tốt hơn vuông, vì vuông có thể là nguyên do gây bại sản. Để giải quyết cho cột vuông, trồng nho leo cột. Đối với cột to lớn sừng sững ta treo gương ngang tầm mắt hay hàng chữ “xuất nhập an bình” trên cột đó.

8. Lối đi dẫn đến cửa ra vào có thể cong vòng như cánh cung và có cây trồng đó đều được cả.

Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may

Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như sự chuyển vận cửa máy trong cơ thể khỏe mạnh. Cửa ra vào và cửa sổ là nẻo dẫn khí vào và đón vận may đến. Theo đúng cách thì các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận chuyển khắp nhà. Sự vận hành phải điều hòa, đừng qua nhà nhanh và đừng quá chậm. Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng khách hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra cho khí và ấn tượng đầu tiên của người nhà là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thủy, nơi này cần sáng sủa, khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Như thế khí của người cư ngụ được hưng phấn và điều hòa.

Cách chữa: Đặt một ngọn đèn sáng trên trần và một tấm gương trên vách cận cửa để tạo chiều sâu. Cửa sau nhà cũng quan trọng, nó tượng trưng cho các dịp may đến một cách gián tiếp –  Nhà ở hay cửa hàng sẽ gặp may mắn hơn khi có cửa sau mở ra một lối đi rộng rãi vì là biểu tượng cơ may sẽ lớn hơn trong sự phát triển tài chính thay vì là một vách tường ngăn chặn.

Trả lời

Hotline
Messenger
Zalo 1
Zalo 2