Mục lục
Hướng nhà phù hợp với tuổi tác, cung mệnh của gia chủ là điều vô cùng quan trọng trong phong thủy nhà ở. Bất kỳ ai khi xây nhà hay mua nhà đều phải chọn hướng nhà hợp với mình. Điều này sẽ giúp chủ nhà làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, phúc lộc tấn tới. Ngược lại nếu hướng nhà không phù hợp thì phải bố trí đồ phong thủy để hóa giải nhắm tránh tai ương hay mất đi tài vận.
Định vị nhà trên một vùng đất
Theo thuật phong thủy, vị trí của ta trong vũ trụ ảnh hưởng đến ta. Sự liên hệ của một nhà cao tầng với con đường tạo ra những dịp may, thịnh vượng và sức khỏe đem vào nhà. Khoảng cách từ nhà đến con đường ít nhất bằng nửa chiều sâu tòa nhà đó.
Khắc phục: Dùng đèn chiếu sáng hay một dòng nước ngăn giữa căn nhà và con đường, như thế dòng khí sẽ được nâng lên cao. Cách giữa là đặt trên mái nhà một cái giỏ nhỏ hay treo khánh hoặc bố trí các đồ trang trí nội thất như gương hoặc quả cầu thủy tinh ở trong nhà nhưng biện pháp này ít hiệu nghiệm.
Trong miếng đất chia ra làm 3 phần ta đặt nhà ở phần giữa là cân bằng nhất. Kế đến đặt trên phần cuối tốt hơn phần đầu.
Khắc phục: Nếu căn nhà không nằm ở phần giữa lô đất ta hãy trồng cây, trụ đèn hay tảng đá lớn ở cuối lô đất để làm cho vị trí căn nhà được cân đối.
Hình dáng của lô đất là:
- Mảnh đất tròn hứa hẹn nhiều cơ may phát triển trong nghề nghiệp. Nếu căn nhà xây theo theo hình vuông ngay trọng tâm lô đất thì vấn đề tài chính của người ngụ cư rất dồi dào.
- Thông thường thì miếng đất hình vuông là tốt. Khi nhà nằm tại phía trước của nửa lô đất, người ngụ cư, đất phát tốt trong lúc đầu nhưng về sau lại gặp điều thất bại chua xót. Tốt hơn là xây nhà ngay trong trung tâm để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào. Cách chữa nếu nhà bạn đã xây nhà tại phía trước của nửa lô đất đặt một trụ đèn chiếu ở giữa đường ranh đất sau nhà và hai đèn ở hai bên góc trước nhà, các đèn đều chiếu vào mái nhà.
- Hình chữ nhật: Nếu đã xây nhà ở phía trước của lô đất thì dùng cách chữa như ở lô đất hình vuông.
- Lô đất với đường vòng cung ở mặt tiền hiển nhiên có vẻ mạnh mẽ, nó sẽ thu hút tiền bạc và thành công trong sự nghiệp cho người ngụ cư. Nếu mảnh đất có hình vòng cung ở sau nhà mà nhà ở giữa trung tâm hoặc nằm ở phía sau của lô đất thì người ngụ cư sống yên lành. Nếu căn nhà lại nằm phía trước lô đất thì nhà này không ổn định trong nghề nghiệp và thường bệnh hoạn ốm đau.
- Lô đất hình thoi là tốt. Xây nhà tại trung tâm lô đất hay là phần phía trước sẽ giúp cho sự nghiệp phát đạt mau chóng. Nếu nhà nằm ở phần đất phía sau thì nghề nghiệp của người ngụ cư sẽ chắc chắn nhưng không phát triển mau lẹ.
- Nhà làm trên lô đất có góc cạnh như viên kim cương thì rất tốt nếu có đường song song với cạnh lô đất và cổng vào nhà không mở ra phía góc.
Khắc phục: Nếu nhà đã xây hướng vào một góc nào của lô đất thì hãy đổi lại bằng cách trồng cây to cao, cột cờ hay đèn pha ở phía sau nhà.
7. Làm nhà trên lô đất hình tam giác có cửa ra vào nhìn ra góc thì không ổn mà nên quay ra phía bên cạnh. Nên xây nhà vào xế của góc như mảnh đất hình con sò thì giữ được tiền bạc. Còn nếu nhà nằm chính giữa lô đất, cửa đối với góc đất thì nguồn thu nhập của người trong nhà sẽ kém.
Khắc phục: Hãy trồng trụ cờ hay cây hoặc đúc một bức tượng trang trí phong thủy lớn như tượng tỳ hưu, kỳ lân để che gió ấy đi.
8. Lô đất hình bán nguyệt rất tốt, thông thường xây nhà ở giữa lô đất nhái hình nửa đồng tiền cổ.
9. Với một lô đất có dạng như lưng lạc đà thì căn nhà nên xây tại trung tâm lô đất nếu đủ chỗ (phía trước lô đất phải rộng gấp hai chiều cao căn nhà). Vị trí xấu là ở hai cái bứu lạc đà. Nếu căn nhà xây nới bứu trái thì gia đình sẽ gặp nhiều đau thương và nếu bên phải thì con cái gặp trở ngại trong đời sống.
Khắc phục: Xây thêm phần phụ cho gia đình (cách giải cho bứu trái) và phần phụ cho con cái và “tử tức” (cách giải cho bứu phải) phần của chủ phòng ở của chủ gia đình.
10. Lô đất chữ L hay lô không có góc cạnh có thể kém may mắn cũng như một phần đời của người ngụ cư đã đánh mất.
Khắc phục: Nếu nhà chưa xây hãy xây nhà ở vị trí nhìn ra góc chính của mảnh đất và phải cách xa góc ấy ít nhất bảy mét. Trồng cây to sau nhà hay đèn trụ và trồng thêm dọc theo đất thiếu góc cạnh vài bụi cây. Theo cách chữa này thì sự thành công có thể đạt được dù đó là một dạng thất cách.
11. Đối với lô đất chữ T hãy xem đường vào lô đất ở đâu. Nếu đường vào ở đáy thì thăng tiến nghề nghiệp nhưng kém về đường học vấn và không có quý nhân phù trợ. Nếu đường và mảnh đất ở phía trên chữ T thì người ngụ cư đau khổ về đường hôn nhân và tiền bạc.
Khắc phục: Hãy trồng loại cây leo dọc cánh dưới chữ T.
Hiểu đúng về hướng
Trước tiên phải khẳng định quá trình tìm kiếm, chọn lọc nơi chốn cư ngụ của con người nhằm đảm bảo sinh tồn đã hình thành nên khoa học phong thủy trên cơ sở triết học và những khoa học liên quan khác nhau như thiên văn học, địa lý, xây dựng, mỹ thuật… một cách hệ thống và duy vật biện chứng.
Tiêu chí để xem tốt xấu theo các hướng
Trước tiên phải khẳng định quá trình tìm kiếm, chọn lọc nơi chốn cư ngụ của con người nhằm đảm bảo sinh tồn đã hình thành nên khoa học phong thủy trên cơ sở triết học và những khoa học liên quan khác nhau như thiên văn học, địa lý, xây dựng, mỹ thuật.. một cách hệ thống và duy vật biện chứng.
Trong môi trường thiên nhiên, các hướng đều không thay đổi và khi đặt la bàn, khi xem bản đồ ta đều dễ dàng tìm ra hướng Bắc Nam và từ đó suy ra các hướng khác. Sở dĩ bà con thấy lẫn lộn về cách gọi các hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng.
Bốn phương tám hướng mà chúng ta biết (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Tây-Nam, Tây-Bắc, Đông-Nam) đều có các đặc tính riêng tùy theo tiêu chí xem xét. Có 4 tiêu chí sau để xem xét tốt xấu cho phương hướng:
- Tốt xấu theo hướng khí hậu: Ví dụ như hướng Nam và lân cận Nam (Đông-nam và tây nam) là những hướng tốt bởi có gió mát và ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi hướng Tây, Tây bắc thì nắng gắt nóng vào buổi chiều, hướng Đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng Đông bắc.
Do vậy đa phần các ngôi nhà truyền thống của cha ông ta đều quay cửa chính về hướng Nam. Bản thân một công trình kiến trúc nếu không được chọn hướng khí hậu phù hợp thì tuổi thọ công trình sẽ giảm, tác động xấu đến người cư ngụ.
Tốt xấu theo hướng Mệnh trạch: Theo dịch học phương Đông, căn cứ năm sinh (âm lịch) thì mỗi người (chia theo nam và nữ) sẽ có mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái phân thành hai nhóm là nhóm Đông Tứ mệnh và tây tứ mệnh.
Có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hóa truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung theo thuyết mệnh trạch tương phối.
Tốt xấu theo hướng Phương Vị: là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó.
Hướng phương vị cũng như hướng Mệnh trạch là để bố trí, xếp đặt các không gian vào vị trí thích hợp theo cát hung của mỗi người. Cũng chính từ điểm gốc, nơi chủ thể tọa và quay mặt nhìn về một hướng thì chung quanh vị trí ấy sẽ xác định được bên nào là trái bên nào là phải, đâu là trước đâu là sau, từ đó đề xuất ra giải pháp thích ứng.
Ví dụ như nói “trước mặt phải thoáng đãng, sau lưng phải có chỗ dựa, Sơn hoàn thủy bao tất hữu khí” là ý nói đến trước mặt và sau lưng của một chủ thể ta xét. Ta quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo.
Vì thế, trên một đoạn đường có các ngôi nhà cùng nhìn về một hướng nhưng đoạn thấy tốt đoạn thấy xấu vì hoàn cảnh trước sau trái phải của các phương vị đó khác nhau.
Tốt xấu theo hướng giao tiếp: ngoài việc đối phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với xã hội. Do đó ngôi nhà phải quay mặt (hoặc cửa, lối vào). ra những vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao tiếp, buôn bán.
Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ là vậy. Có những ngôi nhà được hướng khí hậu, mệnh trạch rất tốt nhưng nằm trong hẻm quá nhỏ, ra vào khó khăn, hoặc nằm bên đường xa lộ cao tốc không thể rẽ vào được thì hướng giao tiếp cũng bị xấu đi.
Hoặc một người ngồi làm việc theo hướng Mệnh trạch hợp, nhưng nếu ngồi vậy có thể bị quay lưng ra cửa, úp mặt vào tường… giao tiếp khó khăn thì cần phải xem xét lại. Trong trường hợp này có những vị trí bất khả kháng không thể bố trí được chỗ ngồi hợp mệnh thì phải dùng các đồ trang trí bàn làm việc phong thủy để hóa giải như đặt tượng phong thủy quan công, tượng tỳ hưu để hóa giải.
Chọn hướng trên cơ sở phân tích và tổng hợp
Trong 4 tiêu chí nếu trên thì 2 tiêu chí hợp mệnh trạch và phương vị thuộc về phần chủ quan. Khi chủ thể thay đổi thì sự tốt xấu cũng thay đổi. Vì vậy không thể nói một miếng đất hay ngôi nhà nào đó là thật tốt hay thật xấu về phong thủy được, vì có thể tốt với chủ nhân này mà không tốt với chủ nhân khác.
Còn 2 tiêu chí hướng khí hậu và giao tiếp thuộc về phần khách quan, vốn sẵn có trong môi trường nhưng phải chọn lựa tùy tính chất cư trú chứ không thể mọi nhà trong đô thị đều quay về hướng nam được.
Nếu chỉ căn cứ theo hướng khí hậu tốt thì người ta đã đổ xô đi làm nhà ở các vùng ven biển có nắng gió mát mẻ rồi, nhưng như ta biết những chỗ này chỉ thích hợp cho nghỉ dưỡng ngắn hạn mà thôi.
Như vậy khi ta xem xét một ngôi nhà có hài hòa (hay nói nôm na là có hợp hay không) về mặt phong thủy đối với một người nào đó, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp nhiều mặt, chứ không đơn giản là “thầy nói hợp hướng Đông bắc” thì cố tìm bằng được nhà hướng Đông Bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị. Phân tích trước tiên xem 4 tiêu chí đạt được bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu và bố trí đồ đạc trong ngôi nhà không.
Phân tích theo hướng mệnh trạch mỗi người đều có đến 4 hướng cát và 4 hướng hung, vì thế dễ dàng linh hoạt điều chỉnh để hướng mệnh trạch phối hợp tốt với hướng giao tiếp và hướng khí hậu.
Phân tích theo hướng phương vị, nếu hoàn cảnh chung quanh trước sau không thuận tiện thì có thể xoay hướng nhìn (chỉnh cửa, xoay phòng, đảo bếp) sang các vị trí thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ các hướng kia, rồi trồng cây cao phía sau làm chỗ dựa, để thoáng phía trước để đón gió đón khách.
Hướng khí hậu vốn không thay đổi, nên khi chọn nhà hợp mệnh mà gặp hướng nắng gắt (tây) thì vẫn có thể dùng kết cấu khung làm bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn và bố trí đồ trang trí nội thất trong nhà một cách thoáng mát hay màu sắc dịu mát và dễ chịu.
Thậm chí nhà phố hướng Tây chưa chắc đã nóng vì mặt tiếp xúc hướng Tây chỉ khoảng 4-5m có thể dùng lam, trồng cây che chắn còn mặt hông dài được hướng Nam nếu khéo mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn rất mát.
Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường người đó cư ngụ, ta sẽ có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất, tránh những quan điểm duy tâm mơ hồ hoặc định kiến sai lệch.
Chọn hướng xây nhà
Hướng tốt nhất – Hướng Nam; Lấy vợ hiền hòa; Làm nhà hướng Nam. Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) dẫn đến trong 4 hướng chính Đông – Tây – Nam – Bắc thì hướng Nam (kế đó là cận Nam như Đông nam, Tây nam) là hướng thuận lợi nhất trong xây dựng nơi ăn chốn ở. Nhà xây hướng Nam: buổi sáng tránh được ánh nắng chói (phía Đông), buổi chiều không bị nắng chiếu “xiên khoai” gay gắt (phía Tây), vừa né được gió nóng từ phía Tây, lại không bị gió lạnh phương Bắc. Hướng Nam luôn là hướng gió chủ đạo của hầu hết mọi vùng trên lãnh thổ nước ta, mà thông gió tự nhiên là “trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió, gió Nam chưa nằm đã ngáy”.
Đấy là các lợi điểm tối ưu của hướng nam khi cất nhà. Mở cửa đón được gió, cũng là đón những điều kiện tốt cho sinh hoạt con người. Gần như tất cả hang động có người ở tại vùng Hòa Bình xưa đều có cửa hang mở về hướng nam. Các tòa thành cổ tuy mở cổng tứ phía nhưng cổng chính lúc nào cũng là cổng phía nam (ví dụ cửa Ngọ Môn ở Huế có nghĩa là cửa phía Nam, “ngọ” ở đây là phương nam theo trục Tý – Ngọ trên la bàn của thầy địa lý xưa chứ không phải là “cửa giữa trưa” như một số sách dịch tên Ngọ Môn ra tiếng nước ngoài đã hiểu sai).
Nếu gặp hướng không tốt?
Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì dễ gì tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết sao? Các kiến trúc sư, các nhà xây dựng có học bài bản, trường lớp đàng hoàng đều biết những phép hóa giải. Và với sự trợ giúp của KHKT họ còn có thể cải xấu thành tốt.
Xin nêu một giải pháp cụ thể về việc khắc phục hướng xấu. Ví dụ: ngôi nhà mở cửa ra chính hướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình.
Nhận định: Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng.
Giải pháp khắc phục – biến đổi: Mở rộng diện tích giếng trời về phía nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Đây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung hình cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh được tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt.
Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lượng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau. Đồng thời cần bố trí đồ đạc, đồ decor và các món đồ trang trí nội thất trong nhà có màu xanh mát, hay màu trầm tạo không khí thoáng đãng, dịu mắt.
Long mạch
Mạch là chỉ lực âm dương vận động trong lòng đất. Do truyền thống văn hóa nông nghiệp Nam Á coi trọng phương Đông hơn phương Tây, mà phương Đông vốn mang vật biểu trưng là Rồng (Long), trong thế đất đặc thù cho hình dài, cho nên mạch đất được gọi là Long mạch. Việc tìm mạch đất gọi là Tầm Long.
Long mạch có thể lớn hoặc nhỏ, có khi bao trùm cả một vùng lãnh thổ, có khi giới hạn trong một địa phương, một công trình. Trong phép tầm long, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi theo long mạch tìm đến huyệt.
Chọn vị trí để xây nhà
Các nhà phong thủy xưa đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà cửa. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo, việc ứng dụng các nguyên tắc xưa cần được xem xét phù hợp với bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn cử các nguyên tắc vận dụng sau:
- Theo phong thủy xưa: Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người bất an, đau ốm. Rõ ràng những vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nước chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết… Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thường xuyên chịu bức xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên..) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước,.. cũng có các tác động tương tự.
- Nhà tại cuối đường: Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp lên tinh thần và sức khỏe người cư ngụ.
- Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây: Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây dùng làm che nắng, mái hiên rộng ở hướng Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt.
- Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh không tốt. Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mưa dông… khiến cho người cư ngụ không được thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường.
- Nhà bên các đường quanh co, lượn cong: thì bất lợi. Thực tế các chỗ lượn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông. Do dòng khí lưu chuyển tại các chỗ này không ổn định, nên từ trường cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phương tiện giao thông bị rối loạn.
Khí: Theo ngôn ngữ khoa học, khí là năng lượng tồn tại và luân chuyển trong thế giới vật chất, trong vạn vật tự nhiên tới con người. Có nhiều loại khí: sinh khí, tử khí, âm khí, dương khí, địa khí, tụ khí,… Phong thủy quan tâm đến địa khí (từ trường, năng lượng của quả đất) và tìm sinh khí để tìm sự tốt lành cho môi trường sống của con người. Địa hình luôn được kiến tạo theo khí tự nhiên, đồng thời khí cũng vận hành tương ứng theo địa hình ấy. Do vậy, xem xét dòng khí phải gắn liền với xem địa hình và cảnh quan xung quanh. Nếu trong nhà vì hướng hay địa hình tạo thành dong khí xấu hay còn gọi là sát khí thì phải bố trí các đồ trang trí phong thủy hóa giải.
Xem phương vị địa hình cát hung cho đất
Trong phong thủy khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thủy đó là:
- Tầm long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo..)
- Điểm huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.
- Lập hướng: Đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phương hướng tối ưu.
Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mảnh đất xây dựng:
- Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát tường (thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn.
- Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.
- Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.
- Đất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thủy để cải tạo môi trường ẩm ướt.
Minh đường: Trong khoa học phong thủy Minh Đường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Đường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Đường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng…) bao bọc có nước tụ ở phía trước. Đối với đất trong đô thị, Minh Đường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.
Xem xét địa thế đối với đất trong ngõ
Trong đô thị nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi. Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt:
- Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Đi từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước.
- Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây hoặc đặt tượng phong thủy hóa giải.
- Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Đây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đều hưởng 1 Minh Đường rộng rãi, thoáng đãng có thể kết hợp làm khoảng cây xanh chỗ dạo chơi… có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang (ánh sáng năng lượng mặt trời) vào nhà.
Chọn địa thế đất tầm long trong đô thị
Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hòa hợp. Trong đô thị núi sông nhiều hơn không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Đường, công trình đối diện là án sơn… lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét. Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là:
- Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Đông Nam, Tây Nam) hay mặt sông hồ nước (Chu tước) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình.
- Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, tây bắc, Đông bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chỗ dựa (Huyền vũ).
- Các tình huống: Một bên có công trình một bên hẻm hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất (từ 5-9 lô) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liền kề kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông môi trường tốt).
- Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà xưởng, nhà kho… thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường.
Xác định vị thế của đất theo phong thủy
Trước khi người chủ căn nhà có thể áp dụng thuật phong thủy vào căn hộ của mình, ông ta cần phải quen thuộc và hiểu biết cũng như nắm vững lý thuyết căn bản của thuật địa lý phong thủy một cách tổng quát.
Thí dụ, nơi thông thoáng thì có thể xa, nơi bị che khuất thì thu hẹp lại. Tùy theo vị trí của mình và những cấu trúc của tự nhiên hoặc nhân tạo ở đó.
Mặc dù không phải thay đổi môi trường đã cố định bên ngoài được, nhưng nếu nắm vững những nguyên tắc căn bản chúng ta cũng có thể cải biến và xây dựng bố trí thuật phong thủy vào bên trong để tăng thêm sinh khí và có lợi. Nói chung có vài quy tắc chính mà các thầy địa lý thường áp dụng để xác định giá trị phong thủy của một địa thế, một công trình, một căn hộ..
Một vài nguyên tắc như sau:
Một căn hộ được xây dựng trên nền đất cao, đối diện nhìn ra một con sông, hoặc ao hồ có dòng chảy chậm được xem là một vị trí tốt về mặt phong thủy. Ở đây sẽ được thông thoáng và sinh khí tốt.
Mặt tiền của một căn nhà bao giờ cũng nên thấp hơn phần hậu, nếu có thể phần trước nên nhìn ra một thung lũng, biển, sông, hoặc những vùng đất thấp hơn, phía sau hậu nên dựa vào những vùng đất cao như đồi, núi, hoặc những vùng có địa hình cao hơn, cấu trúc như vậy tỏ ra sự vững chãi rộng lớn và thông thoáng.
Trường hợp nếu phạm vị nhỏ, diện tích nhỏ ta nên dựng một cảnh quan tương ứng quen thuộc ở phía trước, ta nên bố trí phần xa hơn và có thể cao hơn một ít cũng là khá tốt.
Địa thế ở cần phải có lớp đất ở trên mặt rạch và việc thoát nước phải có hiệu quả.
Nên trồng thêm một số cây cối, tạo cho địa thế mát mẻ và hấp dẫn, làm cho nó có một nét riêng biệt, đồng thời cây cối cũng là một tấm đệm ngăn tiếng ồn từ những con đường lớn.
Chú ý cũng không nên trông quá nhiều cây, vì nếu làm như vậy chúng ta sẽ thiếu đi lượng ánh sáng cần thiết để đủ cho phân phía trong của căn hộ và có thể giảm đi luồng khí.
Một căn nhà ở cuối một con hẻm cụt, không có đường thông theo phong thủy không được tốt, bởi vì ở đó tất nhiên có nhiều sát khí. Nếu như ở đó cửa chính đối diện với đường lớn thì sự việc còn tệ hại hơn vì lẽ khi luồng khí qua mãnh liệt đi vào sẽ đụng phải ngay căn nhà và nó sẽ không lối thoát.
Cũng tương tự như vậy một căn nhà ngó ra chỗ nối của chữ T hoặc chỗ nối chữ Y thì cũng bị những ảnh hưởng xấu bởi sát khí.
Việc đặt lối ra vào của một cao ốc đối mặt về chỗ nối ở chữ Y hoặc đối mặt trực tiếp vào khoảng giữa ở bên trên chữ Y là không nên. Hình dạng của những ngon đồi bao quanh ảnh hưởng đến phong thủy của một địa thế.
a. Khi một cao ốc được xây dựng ở vị trí mà phía sau nhìn ra nơi có nguồn nước, lối cửa ra vào nên đặt ở phía sau của địa thế, có nghĩa là cửa được mở và thông trông về hướng có nguồn nước.
b. Nếu như địa thế hướng về có khu đất cao, lối vào tốt hơn là đặt ở phần phía sau của địa thế.
c. Nếu khu vực (xác định khu có màu đỏ) nằm ở phía trước địa thế ngó ra một ngọn đồi, thì chỉ nên dàn xếp phần nội thất bên trong mà thôi, ở đấy nên làm phòng ngủ chính hoặc phòng khách còn cửa chính thì vẫn phải tránh trông về hướng có địa thế cao ở phía trước.
Vị trí của 4 phương trong phong thủy
Từ xưa, người ta đã rất quan tâm đến sức mạnh của phương hướng. Nó gồm có 4 phương chính: Phía bắc, (gió lạnh) được ngự trị của nước (thủy), phía nam (ánh nắng ấm áp) biểu tượng của lửa (Hỏa), phía Đông (mặt trời mọc) biểu tượng của gỗ (mộc), phía Tây (mặt trời lặn) biểu tượng của kim loại (kim). Trái đất (thổ) chiếm giữ vị trí trung tâm được bao bọc bởi các phương hướng này.
Hướng bắc:
Hướng bắc tượng trưng phần âm của các đồ vật và mạng (cốt) của nó là Thủy.
Sao bắc Đẩu chính là tâm điểm, chiếm vị trí trung tâm và là ngôi vị đáng nể trên bầu trời đêm.
Trong thuật phong thủy, bất cứ loại cửa nào mở ra ở nhà hướng Bắc đều không được ưa chuộng. Sự băng giá, tuyết phủ vào mùa đông là những lý do để người ta không làm nhà về hướng này.
Với căn nhà xây hướng Bắc, người ta sẽ xây các bức tường vững chắc ở phía bên ngoài căn nhà để bảo vệ các hướng cửa đi vào một căn phòng hoặc phòng ngủ, đó là điều có thể chấp nhận được và các cánh cửa, cửa sổ đều hướng về phía Nam để đón nắng ấm cửa phương nam và trung hòa cơn gió lạnh thổi từ phương Bắc đến.
Bởi ánh sáng của bầu trời đêm hướng Bắc tốt hơn, chúng ta nên hướng chúng vào một mái nhà dốc hoặc vào một góc. Những ai muốn tăng thêm cái nhìn ấm áp cho tường phía Bắc, bên trong căn nhà có thể trang trí thêm một bức tranh có màu đỏ cam hoặc màu sắc ấm áp khác, hay trang trí những món đồ decor trên trên kệ tủ hay trên trường để trung hòa vị trí lạnh lẽo này. Một lò sưởi sát tường nền hướng bắc cũng rất tốt.
Hướng nam:
Theo phong thủy, hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là Hỏa. Ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất.
Theo truyền thuyết Trung quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.
Hướng Đông:
Hướng Đông biểu tượng của mùa xuân, tượng trưng là Rồng (tiêu biểu cho phái nam), cốt của nó là Mộc, tương quan với lửa nhưng khắc với đất và kim loại.
Đối với nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc cái bàn tay hay chiếc ghế đặt ở vị trí đặc biệt và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt.
Với ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đồi nhỏ uốn khúc ở đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con mương chảy ở phía đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây.
Một bức họa hay một tác phẩm điêu khắc hay một món đồ trang trí phong thủy hình con rồng được treo hay đặt trên tường phía Đông trong nhà sẽ giúp cho gia chủ vượt qua những cảnh xấu như: Cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết..
Hướng tây:
Đây là nơi ngự trị Bạch Hổ (cọp), với cốt là Kim. Hướng này tượng trưng cho mùa Thu và tương quan với nước, nhưng khắc với gỗ và lửa. Nước tượng trưng cho âm và vì thế màu mỡ, thịnh vượng, giàu có và phát triển.
Các đồ vật có liên hệ với nước như: sông hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc dưới nước, bình gốm cắm hoa có nước… đều có lợi cho hướng tây.
Trong phong thủy thực hành hiện đại, nước được đặt ở phía Tây của căn phòng mang ý nghĩa có tiền bạc và giàu có. Hướng này tượng trưng cho sự dồi dào, tình thương và mơ mộng, vì rằng nước nuôi dưỡng những sự kiện và các mối quan hệ. Vì thế, bức tượng phía Tây hoặc một góc phòng phía Tây bắc của một phòng ngủ, là vị trí rất thích hợp để bài trí những vật có liên quan đến nước.
Ở các đền chùa, nhà thờ, các bàn thờ, điện thờ, người ta cũng thường bố trí hướng mặt về phía tây (phương Tây cực lạc).
Điều kiêng kỵ khi xây nhà ở
Kiêng xây nhà ở cuối đường, ngõ
Theo thuyết phong thủy, xây nhà ở cuối đường chỉ có hại chứ không có lợi, dù là nơi cuối ngõ hay góc chéo của ngã ba đường. Ở địa phận này, khả năng bị trộm cắp khá lớn. Còn xây nhà ở cuối ngõ cũng không được tốt lắm: thứ nhất là phải qua nhà người khác, rất không thuận tiện; hai là nếu không may xảy sự cố gì thì không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm..
Không nên xây nhà ở giữa và gần đường cái
Xây nhà ở giữa bốn con đường giao nhau (ngã tư), tình huống này cũng hiếm thấy. Theo cổ nhân thì nhà như thế bị bốn bên xung xạ, có họa sát thương, còn xét từ quan điểm hiện đại, ngôi nhà ở vị trí như vậy đúng là không an toàn, dễ xẩy ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng tới sự an toàn của ngôi nhà. Tại địa điểm như thế không nên xây nhà hay cửa hàng.
Còn nhà ở gần đường cái về lâu dài cũng không tốt: An toàn giao thông không được đảm bảo, tiếng ồn và bụi bặm… ảnh hưởng đến sức khỏe. Nói chung, ở bên đường cái, chỉ nên xây khách sạn, nhà hàng, cửa hàng hoặc trạm xăng… là thích hợp hơn cả, chứ không nên xây nhà ở.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Chỗ hai con đường gặp nhau thường tạo ra mảnh đất hình tam giác, theo thuyết phong thủy thì xây nhà trên mảnh đất này sẽ làm cho trong nhà không yên ổn, ở ngoài thì xẩy ra nhiều tranh chấp và dễ xảy ra hỏa hoạn. Đất hình tam giác là mảnh đất không tốt cho việc xây nhà ở. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế, lãng phí khá nhiều đất và rất kho khăn cho việc thiết kế các phòng.
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Bây giờ, không ít người có tiền muốn xây biệt thự tại những vùng quê để làm nơi nghỉ mát. Phong thủy học cảnh báo rằng, dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi, không nên chọn làm địa điểm xây nhà, vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ khá lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình giẻ quạt, qua nhiều năm gió mưa xâm thực, đáy sông cũng lắng đọng nhiều cát, nên đó là khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cổ nhân nói, trước cửa có cây cổ thụ (hay cột điện) là điềm dữ. Đó là vì cây cổ thụ trấn giữ không những khí dương không vào được trong nhà, mà khí âm cũng khó thoát ra, không những che chắn tầm nhìn mà còn khó khăn trong việc đi lại, vào mùa mưa bão còn có nguy cơ bị sấm sét đánh trúng. Ngoài ra bọn xấu sẽ lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ dàng quan sát và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.
Nhà ở độc lập không nên xây quá cao
Nhà ở độc lập mà xây cao hơn nhà xung quanh là điềm dữ, gia cảnh sẽ sa sút, tài sản sẽ đội nón ra đi. Mối nguy hiểm là bị động đất, mưa bão đe dọa, hơn nữa bốn bề không được che chắn, bộc lộ hết ra ngoài, thiếu kín đáo tạo tâm lý bất ổn cho người nhà và tạo sự cách biệt với xung quanh. Việc không có điều kiện che chắn ánh nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người ở nhà.
Tường bao quanh không xây quá cao
Tường bao xung quanh nhà quá cao là điềm dữ, không những làm hỏng bố cục nhà ở mà còn khiến cho người nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao là nhằm để chống trộm cắp nhưng cao quá, che tầm nhìn từ bên trong và ngoài chả khác gì tạo điều kiện cho kẻ trộm dễ “làm ăn”. Về thẩm mỹ mà nói, tường bao quá cao che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác về tính khí chủ nhà có vẻ hẹp hòi, không chịu hòa nhập. Ngoài ra, cũng không nên xây tường bao quá gần nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Tường bao không nên cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.
Không xây nhà ở gần đền chùa
Những nơi có miếu mạo, đền chùa không nên xây nhà ở. Cổ nhân cho rằng, xây nhà ở gần chùa linh khí bị chùa thu hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, ở gần đền chùa có nhiều người tới cúng lễ thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm không có lợi cho sức khỏe. Con cái ở gần nơi này thường xuyên thấy cảnh cúng bái sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Cho nên khi chọn xây nhà ở, hay mua nhà, tốt nhất tránh xa khu vực đền chùa, miếu mạo..
Xem hướng cho phòng
Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng cửa chính phải đặt ở hướng tốt (Sinh khí, Thiên y, Phúc Đức, phục vị).
Hướng bàn thờ
Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà con theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.
Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng tây thì bàn thờ là hướng đông.
Hướng bán thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị)
Hướng bếp
Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tất cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật.
Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu.
Ví dụ: Người đứng nấu quay về phía hướng Tây nam thì hướng bếp chính là hướng Đông bắc. Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong phong thủy. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng biệt thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp.
Mệnh cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp tọa Đông nam, hướng Tây bắc hoặc Tọa Đông, hướng Tây.
Mệnh cung là Khảm, ly, chấn, tốn đặt bếp Tọa tây hướng Đông hoặc Tọa tây bắc hướng Đông nam.
Hướng giường ngủ
Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm phong thủy thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khỏe cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức khỏe, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc là phối giữa cung phi của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh khí, phục vị, thiên y, phúc đức.
Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường.
Hướng nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà.
Nhà vệ sinh phải tọa ở các vị trí phối với cung phi là xấu: Ngũ Quỷ, Tuyệt mệnh, Họa Hại, Lục Sát.
Tìm sự cân đối cho ngôi nhà nhờ phong thủy
Sự hài hòa và cân đối cho tổ ấm của mình là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Để được như vậy, bạn cần quan tâm đến những khu vực như phòng khách, sinh hoạt chung hay bếp và cần dựa vào các nguyên tắc phong thủy dưới đây.
Đặt những loại cây trồng trong nhà và các khung ảnh gia đình (khung gỗ) theo một bộ 3 chiếc ở bức tường phía đông.
Đặt đèn chiếu sáng và nến ở phía nam để đảm bảo sự hạnh phúc.
Để mối quan hệ giữa các thế hệ được hòa thuận, đặt gương và những bức ảnh, đặc biệt là trẻ em, trong các khung kim loại, nhiều kích cỡ kiểu dáng, có thể lên tới 7 chiếc dựa vào phía tường hướng tây.
Đặt những đồ vật trang trí bằng kim loại ở hướng tây bắc tượng trưng cho cha và các đồ vật decor bằng đất nung hay gốm sứ ở hướng tây nam để tượng trưng cho mẹ, mang đến sự đoàn kết.
Đặt các tượng trang trí hay mô hình phong thủy trong nhà như tượng hươu, tượng thiên nga, tượng phúc lộc thọ để thu hút tài lộc may mắn.
Thuật phong thủy và trang trí ngoại thất
Yếu tố tiên quyết là thiết kế một căn nhà bao giờ cũng phải phù hợp với môi trường chung quanh, có nghĩa là phù hợp với phong thủy và địa lý ở đó. Yếu tố thứ hai là sự bảo đảm về phần kết cấu phía trên chắc chắn với một độ nghiêng nào đó cho phép dễ dàng thoát nước và không thấm, dột vào bên trong, vì sự ẩm ướt sẽ làm mục những vật dụng trong nhà.
Việc thiết kế xây dựng căn nhà của mình, cũng nên hài hòa với môi trường chung quanh và cân đối với những khối nhà bên cạnh, chẳng hạn, nếu có một dãy phố với những cửa hiệu được thiết kế bằng nhau nhưng bên cạnh đó có một hiệu nhô ra bên ngoài hoặc chiều cao trội hẳn, như vậy về khách quan và thẩm mỹ cho ta thấy sự không hài hòa, bất cân xứng, đương nhiên sẽ gặp phong thủy xấu.
Nếu như địa thế bị xéo, căn nhà không nên thiết kế vách tường song song với đường bộ.
Về phần trên cùng, mái nhà là thành phần rất quan trọng của phong thủy. Những hình dạng khác nhau đều xảy ra những ảnh hưởng khác nhau, có thể có lợi và cũng có thể bất lợi.
Để đạt được những yếu tố của thuật phong thủy trong trường hợp “đột biến”, có nghĩa là người chủ muốn xây căn hộ của mình nhô ra hơn bề ngoài so với xung quanh, nên giới hạn một phần ba so với tổng chiều dài của toàn căn hộ, nên hướng về tây bắc hoặc đông nam thì sẽ đem lại sự may mắn và giàu có. Nếu như phần nhô ra hướng về phía Đông Bắc hoặc Tây nam thì không được tốt và may mắn.
Việc cấu trúc hình thể bên ngoài của một công trình đối với địa thế cũng rất quan trọng, nên thiết kế sao cho phù hợp và chọn lựa hình dáng biểu tượng sự tốt lành. Những dạng hình học chỉ tốt đối với các cao ốc và cơ quan lớn. Nếu có một công trình được xây dựng gần bãi biển, tốt nhất nên chọn hình tròn, hoặc kết hợp một nửa hướng ra biển có hình tròn, bởi vì nó phù hợp với thủy. Hay nói cách khác là cách cấu trúc có hình dạng như vậy, nó làm giảm tối thiểu bề mặt tiếp xúc của lượng khí lớn và cân bằng được sinh khí phần bên trong.
Nếu như một công trình của một tư gia được thiết kế và xây dựng theo mẫu dựa trên những hình dạng này, có thể bị ảnh hưởng sát khí hoặc mất cân bằng. Thuật phong thủy cho rằng do áp suất không đều, khí sẽ di chuyển từ nơi này đến nơi khác và tạo ra một lực dao động trên bề mặt của các vật thể khi tiếp xúc hoặc nơi có dòng khí đi qua, vì vậy lối cấu trúc có cạnh bên của dạng hình học thường là vật cản trở và gây nhiễu loạn.
Dưới đây là những quy tắc chính để chúng ta có thể xem xét hình thể xây dựng bên ngoài hoặc khoảng không gian bên trong của một căn nhà.
Hình dáng tượng trưng cho chữ Thổ. Khu vực được đánh dấu màu đen nằm ở phần phía trên của chữ là khu vực tốt nhất và nên bố trí sử dụng vào những hoạt động quan trọng.
Hình dáng tượng trưng như chữ Công, có nghĩa là công ăn việc làm. Phần được đánh dấu màu đen, không nên bố trí và sử dụng vào những công việc hoạt động và giao dịch. Không có lợi khí cũng đồng nghĩa là sự kém may mắn.
Hình dáng tượng trưng cho chữ Hạ. Thuật phong thủy cho rằng với hình dạng này nó không được tốt đồng thời cũng không xấu. Tuy nhiên phần đánh dấu màu đen được xem là khu vực không có sinh khí và may mắn như những phần khác, đây là nét quan trọng nhất của chữ. Nó biểu tượng cho sự đi xuống.
Hình dáng của chữ Thượng có thể đứng vững chãi, chữ quay ngược lên tượng trưng cho sự phát triển và thăng tiến, phần có sinh khí và tốt nhất được đánh dấu màu đen.
Sau khi hoàn tất việc xây dựng một công trình hoặc một căn hộ nào đó, người phương Đông thường có quan niệm là chọn “ngày lành tháng tốt” để mở cửa khai trương. Công việc này người ta thường nhờ thầy địa lý tư vấn và quyết định chọn lựa làm sao cho tuổi tác của gia chủ không xung khắc với ngày tháng và giờ mở cửa khai trương. Công việc này người ta thường nhờ thầy địa lý tư vấn và quyết định chọn lựa làm sao cho tuổi tác của gia chủ không xung khắc với ngày tháng và giờ mở cửa khai trương. (Ngày tháng và giờ cùng với tuổi của gia chủ được quy về thập nhị chi có nghĩa là mười hai giáp và luận đoán sự tương khắc tương sinh trong ngũ Hành). Cách luận đoán này được dựa trên Thống thư (niên giám của người trung hoa) và tử vi.
Một công trình hoàn hảo là một công trình được kết hợp một cách khéo léo, biết tận dụng hết lợi thế của môi trường, có một vị thế tốt, hình dáng kiến trúc đẹp và chắc chắn, những yếu tố trên chính là những yếu tố căn bản của thuật phong thủy. Người Trung hoa cho rằng số mạng của con người đã được định đoạt trước, không hẳn là như vậy mà còn tùy thuộc vào ý chí và nghị lực của mỗi cá nhân, có nghĩa là do chính họ cải tạo tùy theo ý muốn của họ tiến lên cao hay tụt xuống.. Đây là một vấn đề hết sức rộng lớn, bao trùm lên toàn bộ căn bản của kinh dịch và cả tôn giáo.
Sự tương quan giữa muôn vật trong dòng chảy vô tận của đời sống con người trong vũ trụ, cái này có thì cái kia có và cũng để thỏa mãn những ước muốn của con người trong cuộc sống.
Người xưa nói rằng: “Nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy, tứ đức, ngũ độc thư” cũng không phải vô tình mà thuật phong thủy được xếp vào hàng thứ 3 của 5 yếu tố quan trọng. Như vậy nó nằm vị trí ở giữa.