Mục lục
Cầu thang trong nhà nên được bố trí như thế nào để hợp phong thủy, nếu đã lỡ không hợp phong thủy, sai hướng, sai kích thước thì nên bố trí đồ phong thủy trang trí như thế nào để hóa giải, mời các bạn cùng Ladora theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bố trí cầu thang trong nhà theo phong thủy
Cầu thang thường dựa vào vách trái
Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).
Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.
Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà. Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90cm.
Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: Cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).
Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh
- Nghiêng và gập ghềnh
- Trụ va tay nắm cầu thang nhỏ
- Cầu thang quá tối
- Cầu thang không đủ số lượng bậc thang
- Cầu thang có lối đi đối diện cửa ra vào (cầu thang và cửa ra vào thẳng hàng)
Nên đặt cầu thang ở đâu
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng. Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Nhiều gia đình thường bố trí đồ trang trí nội thất phong thủy như hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang.
Những điều liên quan đến kết cấu nhà
Vách tường
Đối với các thầy địa lý phong thủy, vách tường có ảnh hưởng chính yếu đến phong thủy của một căn nhà, một công trình xây dựng, một căn hộ.
Vách tường trong phong thủy là sự bảo vệ che chở, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu và đột biến của khí. Đối với khoảng không gian bên trong, vách tường còn đồng nghĩa với những dãy núi bảo vệ phía sau như một địa thế bên ngoài của thuật phong thủy. Một người cảm thấy an toàn khi họ sống trong một căn hộ có tường kiên cố vững chắc và đương nhiên khi mọi vấn đề đều ngược lại. Những vách tường kiên cố dùng để phong tỏa luồng khí và cũng để cản những dòng khí mạnh.
Trái lại, vách ngăn không làm luồng vượng khí bị bế tắc khi nó dịch chuyển từ khoảng không gian này đến khoảng không gian khác.
Trần nhà và xà ngang
Trần nhà nên được tính trước trong bản vẽ. Trần phải đủ cao và đủ ánh sáng. Trần thấp trong một không gian tù túng sẽ làm cho người trong nhà yếu đi vì thiếu khí và khiến cho họ luôn phải chịu một áp lực từ trên xuống, lâu dần sẽ sinh ra chứng nhức đầu.
Đối với trần nhà, các thầy địa lý cho rằng xà ngang và các loại rui mè không nên hướng về hoặc nằm trên khu vực giường ngủ. Trần nhà nghiêng có độ dốc và không bằng phẳng sẽ không được tốt bởi vì như vậy chúng sẽ đè bẹp luồng khí, nếu như cảm thấy các xà ngang có vẻ đè nặng gây cảm giác khó chịu ngột ngạt. Có thể khắc chỉ bằng cách treo một vài cái chuông gió lên xà để phá vỡ bớt những luồng khí. Vì vậy có những điểm cần lưu ý:
Xà trong phòng ngủ có thể gây ra một số vấn đề này theo vị trí của nó. Thí dụ xà nằm trên đầu giường có thể làm cho ta bị nhức đầu, nằm ngang vùng bụng có thể bị ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa, nếu nó nằm ngang vùng chân có thể trở ngại và có những ảnh hưởng cho những động lực di chuyển.
Cột
Cột ở trong nhà nên dùng cột tròn tốt hơn là cột vuông để khí được di chuyển dễ dàng. Trong xây dựng, cột thường được đặt ở các góc của tường đó là điểm tốt. Nếu như có một cây cột nào nhô ra ở bên trong căn phòng nó sẽ tạo ra luồng suy khí và làm mất cân bằng.
Cầu thang
Cầu thang được coi là quan trọng trong thuật phong thủy. Cầu thang là điểm dẫn khí từ tầng này len tầng khác nó phải rộng rãi, sáng sủa không nên chật hẹp tù túng.
Cầu thang không nên hướng về cửa chính và chạy một đường thẳng từ tầng này lên tầng khác. Đồng thời cũng không nên đặt cầu thang ở giữa trung tâm căn nhà. Tránh là những cầu thang trống dưới nền bậc vì nếu làm như vậy sẽ sình ra những điều không tốt. Điều tốt nhất là nên đặt cầu thang ở vị trí mà từ cửa ra vào không nhìn thấy được chúng.
Thầy địa lý phong thủy không chấp nhận trần nhà là dốc, nằm bên trên giường ngủ. Cầu thang không nên đặt ở trước nhìn về phía cửa ra vào chính, bởi vì địa lý phong thủy cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến luồng khí ở lối ra vào chính trong nhà.
Khu vực gầm cầu thang để làm gì
Thông thường, trong các căn nhà ống, cầu thang chiếm một khoảng diện tích bằng 30% tổng diện tích căn nhà. Và cũng vì thế, gầm cầu thang luôn được chủ nhà quan tâm xử lý, tùy theo sở thích và kiến trúc căn nhà. Và cũng vì thế, gầm cầu thang luôn được chủ nhà quan tâm xử lý, tùy theo sở thích và kiến trúc căn nhà. Chỉ cần một chút sáng tạo có thể biến không gian tưởng như vô dụng này trở nên đẹp lý thú một cách hợp lý. Không gian dưới gầm cầu thang thường bị xem là góc chết vì ít sử dụng được. Ở những ngôi nhà lớn, người ta bố trí nhà vệ sinh, tủ cất đồ dưới gầm cầu thang. Với một số ngôi nhà nhỏ hoặc căn hộ chung cư, có thể bố trí kệ tủ tivi ngay dưới cầu thang kết hợp với bộ sô fa nhỏ để biến nơi này một phòng khách mini. Trên kệ tủ tivi có thể bố trí các món đồ decor trang trí để tăng thêm phần sinh động và đẹp mắt.
Đơn giản nhất những gầm cầu thang được biến thành kệ sách báo, trang trí kệ để rượu vang, tủ âm đựng đồ gia dụng hay nhà kho chứa đồ cũ thật tiện dụng, lại biến gầm cầu thang thành vị trí trang trọng trong phòng khách.
Một cách sử dụng gầm cầu thang làm hồ nuôi cá hay làm khoảng xanh trong nhà cũng là cách được nhiều chủ nhà áp dụng. Gầm cầu thang biến thành khu đất trống nho nhỏ bày một hòn non bộ ngộ nghĩnh hoặc hồ cá xinh xinh. Cũng có thể chỉ là “vườn khô” với sỏi đá và chậu cây để trang điểm.
Theo các chuyên gia làm đồ trang trí nội thất, khi thiết kế phải chú ý để chất liệu cầu thang không đối lập với chất liệu xây dựng tiểu cảnh. Không thể đặt một chiếc kệ gỗ dưới chân cầu thang không đối lập với chất liệu xây dựng tiểu cảnh. Không thể đặt một chiếc kệ gỗ dưới chân cầu thang bằng sắt uốn hoặc đá hoa cương. Để không gian nơi đây luôn thoáng mát, bạn cần chú ý đến yếu tố ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bố trí ít cây xanh tạo cảm giác tươi mát cho góc nhà. Các vật liệu sử dụng chung cho khu vực này nên nhỏ gọn, màu sắc trang nhã.
Nhiều người khi tính cách sử dụng gầm cầu thang cũng rất băn khoăn về “phong thủy” của khu vực này. Về nguyên tắc phong thủy, gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nhiều bụi và ẩm tù đọng, không thuận lợi để bố trí các sinh hoạt hàng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng. Do đó, trong nhà ở phố thị, nếu vì diện tích eo hẹp thì có thể tận dụng không gian gầm thang để làm kho hay tủ đồ (cũng thuộc âm) hoặc phòng vệ sinh (tất nhiên phải tính toán khoảng thoát đầu dưới thang và chỉ là dạng vệ sinh phụ). Còn hồ cá hay hồ nước làm cảnh vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng hơn vì đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn ngắm, chăm sóc cá, tính dương nhiều hơn. Làm hồ cá dưới gầm thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm, góc chéo thang khó thao tác dọn rửa thường xuyên.
Nhưng nếu cầu thang thuộc loại thoáng như loại cầu thang dạng xương cá hay cầu thang ngoài trời thì yếu tố dương quang (ánh sáng mặt trời) được bổ sung hoàn toàn có thể làm được hồ cá hay hồ nước bên dưới mà vẫn phù hợp với phong thủy và tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Các thông số cầu thang nhà ở
Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương Đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thủy học.
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung Sinh trong vòng tuần hoàn Sinh Lão Bệnh Tử như các nhà phong thủy vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng
Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9m đến khoảng 1,2m.
Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h+b= 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độc cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300mm.
Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao 1 chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
Phong thủy cầu thang và cách khắc phục
Cầu thang được coi là quan trọng trong môn phong thủy nhà ở. Cầu thang dẫn khí từ tầng này lên tầng kia nó phải rộng rãi, sáng sủa và không bị tù túng vì trần thấp. Nếu nó tối và thấp khí sẽ bị cản lại, hãy treo một tấm gương lên trần và tăng cường chiếu sáng để làm tăng nguồn khí. Tránh làm bậc thang trống dưới nền bậc vì kiểu này không dẫn khí lên trên được.
Khắc phục: Thiết trí cây cảnh trong chậu, đặt dưới cầu thang để giúp khí lưu chuyển từ dưới đất lên đầu cầu thang. Nếu bậc thang dựng quá cận vào 1 vách tường thì treo 1 tấm gương trên tường để tượng trưng cho khoảng cách.
Người Trung Hoa tránh đặt cầu thang chạy thẳng xuống cửa ra vào chính – cái đó khiến cho khí và tiền tuôn chảy mất.
Khắc phục: Treo một khánh nhạc hay một quả cầu thủy tinh cầu vào giữa bậc thang cuối với lối vào để làm nhẹ dòng khí chuyển.
Nếu nền nhà không có bậc cấp thì người sẽ phải 3 chìm bảy nổi. Đời sống, tình cảm và công việc không đều đặn và có khó khăn trở ngại. Nhà trệt hay nhà song lập là tốt nhất. Nhà có bậc cấp (nền chia ra chỗ cao, chỗ thấp) nên làm bậc đi càng rộng càng tốt vì khiến cho chủ nhà lên xuống an toàn, vững chắc hơn.
Nếu căn phòng có bậc cấp, giường ngủ phải đặt ở phần cao hơn nhưng không nên để quá tù túng. Nhà có nhiều bậc cấp trong nền nhà làm hại cho nghề nghiệp và sức khỏe của thân chủ, cách tốt nhất là làm bậc lên xuống rộng lớn và viền cây cối, bậc thang uốn hình cung là tốt đẹp hơn cả.
Nhưng cầu thang xoáy trôn ốc thì nguy hiểm, nhìn xuyên xuống như cái nút chai làm chết người. Cầu thang xoắn ốc không những hở bậc thang mà còn làm khí thoát ra còn giống như cái lỗ hổng trong nhà. Nếu cầu thang để gần trung tâm căn nhà chủ thể đau tim và có vấn đề trở ngại với thuốc men trong vòng ba năm.
Khắc phục: Gói cây nho hay vật gì xanh đặt trên tay vịn rồi thiết trí đèn sáng trên trần chiếu xuống cầu thang từ đầu đến cuối để dẫn khí.